Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nhân lực a) Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Tân Thành là xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Cao Lộc - tỉnh Lạng Sơn. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.937,86 ha; có 9 thôn; dân số 3.653 người. Phía Đông và Đông Nam giáp xã Vân Thuỷ và Bắc Thuỷ huyện Chi Lăng; Phía Bắc và Đông Bắc giáp xã Tân Thành và xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn; Phía Nam giáp xã Mai Sao, huyện Chi Lăng; Phía Tây giáp xã Tràng Phái, huyện Văn Quan. Xã có tuyến đường quốc lộ 1A cũ nay là đường tỉnh lộ 234B chạy qua trung tâm xã, nối liền xã với thành phố Lạng Sơn và huyện Chi Lăng. Có tỉnh lộ 239 nối liền xã với huyện Văn Quan, chiều dài 3,9 km.  Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu văn hoá, kinh tế với thành phố Lạng Sơn, các vùng lân cận và các tỉnh miền xuôi. * Địa hình, khí hậu: địa bàn xã chủ yếu là đồi núi xen lẫn với các khu ruộng khe dọc và bậc thang, thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng và cây trồng hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22oC - 23oC; Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 82%. Hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa đông bắc; gió mùa đông bắc thường xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, trung bình có khoảng 26 đợt trong năm, thường gây ra rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng tới sản xuất. b) Tài nguyên * Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên: 3.937,86 ha; mật độ dân số 92,8 người/km2 Diện tích đất nông nghiệp: 3.538,46 ha, trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 540,23 ha (đất trồng lúa 210,32 ha, đất trồng màu 329,91ha); + Đất lâm nghiệp: 2.994,22 ha;                                          + Đất nuôi trồng thủy sản: 4,01 ha. - Đất phi nông nghiệp: 221,22 ha, trong đó: + Đất ở: 35,93 ha;                                                 + Đất chuyên dùng: 130,92 ha;                              + Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,03 ha;                             + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,28 ha;                          + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 54,0590 ha.    - Đất chưa sử dụng:  178,18 ha chủ yếu là đất đồi núi * Tài nguyên rừng Trên địa bàn xã có 2.994,22 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 2.326,51 ha, chủ yếu là rừng trồng sản xuất và một số ít diện tích rừng đầu nguồn, tập trung ở phía Bắc và phía Nam hầu hết các thôn của xã. Độ che phủ rừng của xã đạt 77.7% đây là nguồn tài nguyên chủ yếu nhất góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế xói mòn đất, lũ lụt. * Tài nguyên nước Trên địa bàn xã có hệ thống sông suối chảy qua địa bàn xã bắt nguồn từ đỉnh dốc Sài Hồ chạy theo hướng từ Tây Nam xuống Đông Bắc dọc theo quốc lộ 1 A cũ đổ về sông kỳ cùng qua thôn Nà Múc. Đây là hệ thống tiêu thoát nước chủ yếu của xã trong mùa mưa, lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy của suối khá lớn do hệ thống các suối từ núi cao xung quanh đổ về và đây cũng là con suối có lưu lượng nước chủ yếu phục vụ sản xuất và có thể gây lũ lụt vào mùa mưa. Ngoài ra còn có các con suối khác là: Suối Pác Vé, suối Bản Cắm, suối Cáp và hệ thống các khe suối nhỏ khác chảy từ các núi xung quanh xuống. Đây là hệ thống cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong xã. c) Khoáng sản: Trên địa bàn xã không có tài nguyên khoáng sản. 2. Dân số, lao động và dân tộc Toàn xã có 765 hộ dân với lao động trong độ tuổi 2.047 người; nguồn nhân lực lao động, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.  Xã có 3 dân tộc chính: Tày, Nùng, Kinh, trong đó dân tộc Nùng là chủ yếu, chiếm 84,97%. Tày chiếm 14,2%. Kinh chiếm 0,83%. Có 27 hộ nghèo chiếm 3,27%, 37 hộn nghèo chiếm 4,84%.           Gồm có 8 thôn; Tân Tiến; Nà Múc; Tầm Danh; Bản Cắm; Tồng Han; sài Hồ; Tình Hồ; Sơn Chủ.

About